Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Và Cách Trả Lời Hay

Để vượt qua vòng phỏng vấn một cách suôn sẻ thì việc trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra cũng phải thật lưu loát, trôi chảy. Do đó có rất nhiều ứng viên đã chuẩn bị cho mình một danh sách các câu hỏi có thể được nhà tuyển dụng nêu ra. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn định hình được các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và cách trả lời chúng thật ấn tượng, khéo léo nhằm ghi điểm với bên tuyển dụng.

Có thể nói, đối với những bạn trẻ hoặc sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn, sẽ cảm thấy bối rối và lúng túng trước những câu hỏi mà người phỏng vấn đặt ra mặc dù đó không phải là những câu hỏi quá hóc búa. Vì thế để có được một thái độ tự tin thì sự chuẩn bị chu đáo là vô cùng quan trọng, và dưới đây là những mẫu câu hỏi thường gặp nhất từ đó giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự nhạy bén và khả năng ứng xử của bạn.

  1. Giới thiệu về bản thân bạn?

Đây là một câu hỏi không thể thiếu cho mỗi cuộc phỏng vấn vì nhà tuyển dụng muốn biết bạn là ai, thế nên hãy chuẩn bị một mục giới thiệu bản thân ấn tượng. Quan trọng là cách trình bày nội dung, diễn đạt thật ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ những ý sau đây: Họ và tên, quê quán, tuổi, tóm tắt quá trình học tập và làm việc, chuyên môn, sở thích, sở trường, những thành tựu đạt được trước đây… Và nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào phần giới thiệu ban đầu này mà đánh giá phần nào năng lực của bạn đấy.

  • Ưu điểm và nhược điểm của bạn là gì?

Đây là hỏi nhạy cảm nhất mà các nhà tuyển dụng đưa ra nhằm hướng đến kiểm tra sự thật thà và sự thông minh trong câu trả lời của chúng ta. Để trả lời được câu hỏi này điều đầu tiên đó là bạn phải xác định được mình mạnh nhất ở khía cạnh nào. Ví dụ trong công việc sẽ là khả năng thuyết phục, thuyết trình, chịu được áp lực cao,… còn về tính cách sẽ là trung thực, chăm chỉ, siêng năng, tự tin…

Còn về điểm yếu, bạn nên có sự tính toán trong cách trả lời sao cho thật khéo mà vẫn cho nhà tuyển dụng thấy được sự trung thực ở bạn. Lưu ý, đừng nói phô trương hết tất cả mà chỉ cần đưa ra một số điểm yếu mà không gây những ảnh hưởng lớn trong công việc và bạn vẫn đang cố gắng khắc phục chúng như: Tính cách thẳng thắn nên dễ mất lòng, ít biết cách bày tỏ cảm xúc hoặc là khả năng đánh máy, tiếng anh hay viết báo cáo chưa tốt…

Tự nhìn nhận được ưu điểm để phát huy một cách tốt nhất cũng như chấp nhận mình có nhược điểm từ đó biết cách cải thiện hơn, làm được điều này thì chắc chắn bạn sẽ được phía tuyển dụng đánh giá cao.

  • Tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty chúng tôi? Và bạn mong muốn điều gì ở công ty?

Với câu hỏi này thì bạn nên cho người tuyển dụng thấy rằng bạn có sự tìm hiểu về môi trường, văn hóa, phong cách làm việc của công ty họ đồng thời thể hiện tinh thần ham học hỏi, mong muốn được nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ của bản thân chứ không đơn thuần là gửi hồ sơ khi có thông báo tuyển dụng. Bạn có thể nêu ra một số lý do cho việc lựa chọn công ty này là: “Nơi làm việc thuận tiện cho việc đi lại, công việc ở đây phù hợp với khả năng của tôi, lương và chế độ của công ty đáp ứng những tiêu chí tôi đưa ra; môi trường làm việc của công ty sẽ tạo điều kiện phát triển cho tôi sau này…”

Đối với câu hỏi mong muốn điều gì ở công ty nhà tuyển dụng muốn biết nguyện vọng của ứng viên về chính sách, mức lương, đào tạo huấn luyện,… nhằm tìm ra một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty. Vì thế, với câu hỏi này bạn hãy thẳng thắn chia sẻ những điều mình mong muốn hoặc những thắc mắc về quyền lợi của người lao động hoặc đãi ngộ của công ty trợ cấp cho người lao động.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã bỏ túi cho mình được các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và cả những mẹo để có câu trả lời hoàn hảo nhất nhằm có được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng. Còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng ngay cho cuộc phỏng vấn sắp tới nào?

Phỏng Vấn Vòng 2 Thường Hỏi Gì? Và Chuẩn Bị Cho Buổi Phỏng Vấn Vòng 2

Ở nhiều công ty đặc biệt là các công ty lớn, mọi công việc đều được thực hiện một cách kỹ lưỡng kể cả việc tuyển dụng. Để đảm bảo tính công bằng cũng như chọn lọc một cách chính xác nhất thì công đoạn phỏng vấn thường sẽ chia ra nhiều vòng. Và nếu bạn là ứng viên đã thể hiện tốt ở vòng đầu tiên, được nhà tuyển dụng thông báo đến phỏng vấn phỏng vòng 2 thì bạn cũng không thể sơ sài mà phải có sự chuẩn bị kỹ càng nhất. Do đó đã có rất nhiều bạn trẻ băn khoăn không biết phỏng vấn vòng 2 thường hỏi gì thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

  1. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vòng 2

Có lẽ ngay cả với những người tự tin thì phỏng vấn xin việc vẫn luôn hồi hộp và nhiều áp lực. Chắc hẳn trước ngày phỏng vấn vòng 2 bạn sẽ chuẩn bị cho mình tất tần tật những câu mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra để hỏi bạn. Và tất nhiên, vì bạn đã vào vòng 2 nên câu hỏi cũng như yêu cầu đặt ra sẽ có độ khó và phức tạp hơn so với vòng đầu. Bạn có thể “bỏ túi” cho mình một số câu hỏi thường gặp ở vòng 2 như là:

Bạn cho rằng điều gì khiến bạn khác biệt với những ứng viên khác?

Bạn có chắc chắn mình thực sự thích thú, nhiệt tình với công việc và công ty của chúng tôi không?

Bạn có nghĩ mình hợp với văn hóa, môi trường và cả đồng nghiệp ở công ty của chúng tôi không?

Điều gì mà bạn có thể làm cho chúng tôi trong khi người khác thì không?

Bạn nghĩ đâu là thử thách lớn nhất khi đảm nhiệm công việc này?

Điều gì thúc đẩy bạn ứng tuyển vào vị trí này?

Tại sao bạn cho là mình có thể hòa nhập với công ty của chúng tôi?

Với việc đã vượt qua vòng phỏng vấn thứ nhất thì bạn sẽ có phần nào kinh nghiệm để chuẩn bị cho mình phần trả lời thuyết phục nhất cho từng vị trí công việc, từng công ty và người phỏng vấn trực tiếp bạn. Quan trọng bạn vẫn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin, thái độ nghiêm túc và sự sáng tạo trong câu trả lời thì khi ấy bạn đã ghi được điểm.

  • Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn vòng 2

Bởi vì vòng 2 bạn sẽ được phỏng vấn chuyên sâu hơn, với người phỏng vấn khác và cũng căng thẳng hơn nên không thể bỏ qua bước chuẩn bị những thứ cần thiết cho vòng phỏng vấn thứ 2 này.

  • Nhìn lại buổi phỏng vấn vòng 1

Bạn hãy nhớ lại phần thể hiện của mình ở vòng 1 để suy nghĩ về những câu hỏi mà bạn gặp khó khăn hoặc trình bày chưa trôi chảy, mạch lạc. Từ đó có thể tự rút ra kinh nghiệm cho những câu hỏi có tính chất tương tự để có phần trả lời tốt hơn.

  • Nhìn lại những yêu cầu công việc

Việc xem lại kỹ các yêu cầu công việc phía tuyển dụng đưa ra để bạn có sự chuẩn bị kiến thức kỹ càng hơn và đúng trọng tâm những gì công ty đang cần. Liên kết các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc cũng như năng lực của bạn một cách rõ ràng để đáp ứng các yêu cầu một cách tốt nhất.

  • Cập nhật thông tin của công ty tuyển dụng

Hãy tìm hiểu lại tất cả thông tin về công ty và cập nhật những tin tức mới nhất về nó trên các trang internet đồng thời củng cố những thông tin bạn tìm hiểu được lần đầu tiên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn vì thực sự hiểu biết phần nào về doanh nghiệp của họ.

  • Chuẩn bị trang phục cho buổi phỏng vấn tiếp theo

Vì bạn đã có kinh nghiệm phỏng vấn vòng 1, do đó ở vòng 2 này việc chuẩn bị trang phục sẽ không quá khó khăn với bạn. Hãy chuẩn bị một bộ trang phục lịch sự, chỉnh tề và phù hợp với phòng phỏng vấn thứ 2 này nhé!

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có thể giải đáp thắc mắc về việc phỏng vấn vòng 2 thường hỏi gì đồng thời củng cố thêm tinh thần, thái độ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn vòng 2 của mình. Hãy chinh phục nhà tuyển dụng để được làm công việc mình yêu thích, chúc bạn thành công.

Kế Hoạch 5 Năm Của Bản Thân Và Các Bước Lập Kế Hoạch Trong 5 Năm

Trong công việc và cả cuộc sống thì việc lập ra một kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn của bản thân là điều vô cùng cần thiết. Bạn sẽ dựa vào kế hoạch và những mục tiêu đặt ra để từng bước chinh phục và đạt được thành công của mình. Để làm được điều này, thì bạn nên lập cho mình một kế hoạch trong 5 năm để từ đó vạch ra những công việc cụ thể cần làm trong mốc thời gian này. Vậy nếu bạn còn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu thì bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách lập ra kế hoạch 5 năm của bản thân.

  1. Lợi ích của việc lập kế hoạch của bản thân trong 5 năm tới

Tại sao chúng ta phải lập kế hoạch trong 5 năm? Điều này có thực sự quan trọng? Sẽ có rất nhiều người đặt ra những câu hỏi như thế bởi vì họ chưa thấy được lợi ích, ý nghĩa mà kế hoạch 5 năm mang lại. Vậy đó là gì? Đầu tiên việc vạch ra một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn tập trung vào những việc mình ưu tiên thay vì phải loay hoay giữa quá nhiều thứ mà vẫn không mang lại kết quả. Tiếp đến, kế hoạch sẽ giúp bạn nói “không” với những thứ không giúp bạn đạt được mục tiêu hoặc làm bạn chệch hướng đi. Hơn nữa, bạn sẽ nhận ra những điều còn thiếu sót, cần phải thay đổi, và biết những gì mình có thể đạt được, từ đó bạn không phải rơi vào tình trạng quá tải mà không đạt được kết quả gì. Và ngoài ra, một kế hoạch rõ ràng sẽ tạo cho bạn thêm nhiều động lực phấn đấu để đạt được thành công hay những thứ bạn muốn trong tương lai. Cuối cùng là giúp bạn dễ dàng theo dõi thành tựu của bản thân qua từng năm hoặc là những công việc bạn đã hoàn thành trong danh sách kế hoạch của mình, từ đó có thể kiểm soát đúng cách để hướng bản thân đi theo đúng lộ trình đề ra.

  • Các bước lập kế hoạch 5 năm cho bản thân
    • Xác định mục tiêu của bạn và lý do tại sao

Trước tiên, hãy suy nghĩ xem sau 5 năm nữa bạn muốn mình là ai, được làm việc với trị trí nào và bạn có được những gì?… Tiếp đến hãy bắt đầu việc liệt kê các mục tiêu của bạn và cả những việc cần làm để đạt được mục tiêu ấy, liệt kê càng cụ thể, chi tiết thì càng tốt vì bạn sẽ nhìn vào đó và biết ngay mình cần phải làm gì tiếp theo.

Và một điều cần lưu ý là bạn phải biết lý do vì sao lại đặt ra kế hoạch này vì nó sẽ làm động lực để bạn cố gắng, vượt qua khó khăn, bằng mọi cách sẽ phải đạt được điều mình đặt ra.

  • Đặt cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Để có thể thực hiện kế hoạch trong 5 năm mà không bị rơi vào tình trạng choáng ngợp hay kiệt sức vì bạn phải liên tục chạy đua với những mục tiêu của mình thì hãy chia nhỏ kế hoạch thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bạn có thể chia thành mục tiêu của từng năm và trong mỗi năm sẽ có những mục tiêu nhỏ hơn đó là nửa năm hoặc hàng tháng…

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta phải chia nhỏ mục tiêu trong khi lập kế hoạch 5 năm tới. Thứ nhất, điều này cho phép bạn biết được các nhiệm vụ cụ thể mà bạn sẽ thực hiện ngay bây giờ. Thứ hai, bằng việc tiến từng bước trên sơ đồ kế hoạch đặt ra nói lên rằng bạn vẫn đang trên con đường thực hiện kế hoạch 5 năm của mình và bạn vẫn đang làm tốt mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực, nguồn cảm hứng để phấn đấu hơn là việc đối diện với một kế hoạch quá tổng quát và bạn sẽ thấy bế tắc vì không biết làm gì tiếp theo.

  • Kết hợp sự linh hoạt

Có một điều chắc chắn là không thể nào dự đoán chính xác bất kỳ điều gì, do đó rủi ro vẫn có khả năng cao xảy ra. Bạn có thể vẽ ra cho mình một kế hoạch hoàn hảo vào 5 năm tới trên giấy nhưng bạn không thể nào biết trước được trong quá trình chinh phục những mục tiêu đề ra sẽ có những điều bất ngờ gì xảy ra thậm chí làm kế hoạch của bạn đổ vỡ. Trường hợp này xảy ra khá nhiều làm chúng ta dễ rơi vào cảm giác thất bại, nhưng đừng vội nản lòng bởi vì một khi đã lên kế hoạch thì bạn phải có sự chuẩn bị phương án dự phòng cho những tình huống xấu. Vì thế phải biết kết hợp sự linh hoạt trong quá trình thực hiện kế hoạch, đồng thời có sự thay đổi phù hợp thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn. Con đường để đi đến mục tiêu không phải là duy nhất, thế nên chỉ cần bạn có sự khéo léo, nhạy bén thì chắc hẳn mọi sự thay đổi vẫn sẽ nằm trong tầm kiểm soát.

Qua bài viết trên hy vọng bạn sẽ có động lực để lập ra một kế hoạch 5 năm của bản thân. Khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cũng như những bước cụ thể để thiết lập một kế hoạch cho riêng mình thì việc của bạn ngay lúc này chính là bắt tay vào thực hiện. Bởi vì nếu bạn không bắt đầu thì bạn sẽ không làm được gì cả, đầu tư cho tương lai là một hành động thông minh của hiện tại.

Hàng phi mậu dịch là gì? Những vấn đề liên quan đến hàng phi mậu dịch hiện nay

Nhiều người làm việc trong lĩnh vực vận chuyển, xuất nhập khẩu vốn dĩ đã rất quen thuộc với cụm từ “hàng phi mậu dịch”. Tuy nhiên, đối với những người bình thường khi nhắc đến cụm từ này, phần lớn đều cảm thấy khá mơ hồ. Vậy thực ra “hàng phi mậu dịch là gì?”

Nếu hàng hóa mậu dịch được nhiều người biết đến là những loại hàng hóa, sản phẩm mang tính chất biếu tặng hay khuyến mãi và đặc biệt là nó không phải chịu bất kỳ chi phí nào khi đưa về sử dụng. Mặc khác mặt hàng này cũng sẽ không được phép bán hay khấu trừ thuế. Vậy hàng phi mậu dịch sẽ là mặt hàng như thế nào, và liệu nó có khác biệt với hàng hóa mậu dịch hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Hàng phi mậu dịch là gì?

Nếu đọc từ những từ ngữ của cụm từ trên chúng ta cũng có thể hiểu cơ bản rằng, hàng phi mậu dịch chính là loại hàng hóa không dùng vào mục đích thương mại, mua bán giữa các nước. Hàng hóa phi mậu dịch được quy định là những sản phẩm hành hóa thuộc quyền sở hữu của các cơ quan đại diện bộ ngoại giao, hoặc các cơ quan tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam. Hàng hóa phi mậu dịch cũng có thể là những sản phẩm hàng hóa thuộc của các cá nhân tổ chức trực thuộc các cơ quan nói trên.Cụ thể:

Sản phẩm viện trợ dùng cho mục đích nhân đạo, cứu giúp người dân

Hàng mẫu không phải thanh toán

Những sản phẩm hàng hóa tạm nhập được sự cho phép của nhà nước Việt Nam

Những dụng cụ hàng hóa phục vụ cho công việc chính đáng của những người xuất nhập cảnh

Các tài sản của các cá nhân và tổ chức đang di chuyển

Cũng có thể là hành lý, hàng hóa của những cá nhân của những người nhập cảnh được gửi theo dạng vận tải đơn, hay những sản phẩm đó được miễn thuế…

Tuy hành hóa phi mậu dịch không phải là loại hàng hóa mang mục đích thương mại là chủ yếu và nó cũng không nằm trong danh sách những loại hàng giá cấm nhập khẩu. Đây là loại hàng hóa mà bạn sẽ được cấp phép khi tiến hành nhập khẩu thông qua Giấy phép của các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền nhất định. Những sản phẩm này cũng phải nộp thuế trước lúc thông quan.

Quy trình thực hiện đối với hàng hóa phi mậu dịch tại Cục Hải Quan ra sao?

Thủ tục hải quan với các loại hàng hóa phi mậu dịch diễn ra theo những bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tiến hành kiểm tra các loại giấy tờ liên quan đối với những loại hàng hóa được kể đến.

Bước 2: Kiểm tra các hành hóa thực tế một cách cẩn thận và đưa ra so sánh

Bước 3: Tính toán tất cả các chi phí và tiến hành thu thuế

Bước 4: Thực hiện phúc tạp cho các loại hồ sơ của các loại hàng hóa có trên

Mặt khác trong một số trường hợp nhất định, các loại hàng phi mậu dịch cần cung cấp thêm COA để có thể đánh giá chính xác chất lượng hàng hóa, sản phẩm đó cũng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay không?

Phân biệt hàng mậu dịch và phi mậu dịch

Điểm chung: Hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch có một điểm chung là điều phải trả phí vận chuyển quốc tế, bên cạnh đó còn phải trả phần phí chịu thuế (GTGT).

Điểm khác nhau: Hàng hóa phi mậu dịch sẽ có thời gian nhận hàng nhanh chóng hơn so với thời gian nhận hàng của loại hàng hóa mậu dịch thông thường.

Một điểm khác nhau nữa giữa hai loại hàng hóa này chắc bạn cũng có thể nhận ra, đó chính là: Hàng hóa phi mậu dịch chính là loại hàng viện trợ, biếu, tặng, cứu trợ chứ không phải hàng hóa dùng cho mục đích thương mại như hàng hóa mậu dịch. Thế nhưng, hai loại hàng hóa này đều phải xuất hóa đơn kèm theo.

Hy vọng rằng, với những thông tin chúng tôi cung cấp thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về “hàng hóa phi mậu dịch là gì?” Trong tương lai, nếu bạn có nhu cầu muốn xuất những loại hàng hóa phi mậu dịch ra nước ngoài, bạn sẽ có thêm cơ sở thông tin vững chắc để thực hiện thủ tục hiệu quả.

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt khi phỏng vấn như thế nào để tránh mắc lỗi?

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt như thế nào để khiến bạn ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng, vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp?

Chắc có lẽ bạn đã từng phải giới thiệu bản thân bằng một số các thứ tiếng khác nhau trong quá trình học tập hoặc xin phỏng vấn tại các công ty nước ngoài. Hầu hết, mọi người đều chuẩn bị rất kỹ phần giới thiệu đó, tuy nhiên khi được yêu cầu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt, khá nhiều người lại cảm thấy bối rối trước tiếng mẹ đẻ của mình.

Thực ra, nhiều ứng viên khi phỏng vấn xin việc lại cho rằng, việc giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt là một điều khá dễ dàng đối với họ. Bởi vì, với ngôn ngữ quen thuộc hằng ngày họ có thể giới thiệu về bản thân một cách thuận lợi nhất mà không cần cân nhắc đến vấn đề phát âm hay ngữ pháp. Thế nhưng, khi được yêu cầu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt đa phần mọi người đều mắc một số lỗi cơ bản, khiến nhà tuyển dụng đáng giá thấp năng lực của họ ngay từ vòng đầu tiên.

Thay vì, hướng dẫn mọi người cách làm thế nào để có thể giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt thật tốt để ghi điểm thiện cảm và độ tin tưởng với nhà tuyển dụng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ mách cho bạn chỉ ra một số lỗi cơ bản mà nhiều người thường mắc phải khi giới thiệu bằng tiếng Việt để mọi người tránh mắc phải nhé!

 Nói quá nhanh, quá tự tin

Đa phần các bạn trẻ khi phỏng vấn xin việc được nhà tuyển dụng yêu cầu giới thiệu đôi nét về bản thân bằng tiếng Việt, đều cảm thấy vui mừng và tự tin hơn hẳn. Thế nhưng, chính vì điều đó phần nào đã khiến các bạn không thể tiết chế được cảm xúc của mình để điều khiển giọng nói và cảm xúc khi nói chuyện. Việc nói quá nhanh, không rõ ràng khiến nhà tuyển dụng không thể lắng nghe trọn vẹn những thông tin về bạn cũng như nắm rõ mong muốn của bạn khi vào công ty làm việc là gì. Điều đó sẽ khiến bạn tuột mất điểm tinh tế trong cách giới thiệu đấy.

Thiếu đi những nội dung quan trọng

Có lẽ vì việc giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt đã trở nên quá quen thuộc đối với mọi người, cho nên vì thế các bạn sẽ dành ít thời gian để chuẩn bị đầy đủ phần nội dung giới thiệu, thay vào đó bạn sẽ nói về bản thân mình theo cảm xúc nhiều hơn. Điều đó, sẽ phần nào khiến bạn thiếu mất những nội dung quan trọng cần phần nói như lời cảm ơn, kinh nghiệm làm việc của bạn, sở trường, thành tích mà bạn có được. Có thể bạn vẫn sẽ nói đến những khía cạnh trên, tuy nhiên bạn chỉ nêu ra được những thông tin mình nhớ, nó thật sự chưa đầy đủ để giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên còn lại. Chính vì vậy, lời khuyên cho bạn là hãy chuẩn bị một tờ giấy và ghi lại những nội dung quan trọng cho phần giới thiệu để trình bày cho thật súc tích.

Phong thái giới thiệu chưa đủ chuyên nghiệp

Nếu tinh ý bạn sẽ nhận ra rằng, mỗi quốc gia đều có những văn hóa ứng xử riêng trong giao tiếp, điều đó cũng được áp dụng vào những cuộc phỏng vấn ứng viên. Nếu như khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn, hay tiếng Anh, tiếng Nhật bạn đều phải nghiên cứu thật kỹ văn hóa chào hỏi của nước bạn để thể hiện sự tôn trọng và tạo nên phong thái làm việc chuyên nghiệp phải không nào?

Tuy nhiên, khi được giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt một số người lại quên mất đi những văn hóa chào hỏi của người Việt Nam hoặc có thể mọi người đã lược bỏ bớt một số quy tắc ứng xử để tiết kiệm thời gian với suy nghĩ nhà tuyển dụng sẽ không quá bắt bẻ về mặt hình thức khi trình bày bằng tiếng Việt, vì đôi bên cùng là người Việt như nhau. Chúng ta không lên án hay phê bình vấn đề này nhưng nếu có thể chúng tôi khuyên bạn rằng nên hành xử đúng theo văn hóa giao tiếp người Việt Nam để thể hiện sự tôn trọng dành cho nhà tuyển dụng và thể hiện được sự tinh tế của mình bạn nhé!

Trên đây, là một số lỗi cơ bản thường gặp khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt dành cho mọi người tham khảo và rút kinh nghiệm. Vẫn còn một số lỗi khác ví dụ như: trình bày thiếu logic, tập trung quá nhiều về thành tích hơn là kỹ năng, thiếu tự tin….Chúng tôi mong rằng, sau khi đọc qua bài viết này bạn sẽ không phớt lờ việc giới thiệu bản thân với ngôn ngữ quen thuộc này nữa nhé!

Chúc bạn thành công!

Phong cách lãnh đạo là gì? Có bao nhiêu loại phong cách lãnh đạo?

Meta: Phong cách lãnh đạo là gì? Bạn đã biết gì về phong cách dành cho một người lãnh đạo thật sự là như thế nào hay chưa?

Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản lý nhân viên và điều hành một tổ chức đi đến thành công nhất định. Chính vì vậy, nếu người đứng đầu không có phong cách lãnh đạo chuẩn mực sẽ rất khó phát triển công ty. Vậy phong cách lãnh đạo là gì?

Có rất nhiều yếu tố để có thể tạo nên một nhà lãnh đạo tài ba, ví dụ như kỹ năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc hay thái độ hành xử…Tuy nhiên, nếu thật là thiếu sót khi bỏ qua yếu tố phong cách lãnh đạo, một trong những yếu tố tạo nên một người lãnh đạo thật sự trong mắt nhân viên. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem phong cách lãnh đạo là gì nhé!

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo chính là phương hướng và cách thức giúp nhà lãnh đạo có thể vạch ra những hướng đi chính giúp người lãnh đạo có thể dẫn dắt công ty phát triển, hoàn thành mục tiêu và kịp thời ủng hộ, động viên tinh thần cho nhân viên của mình để cùng nhau hoàn thành công việc một cách thành công nhất.

Tùy vào mỗi ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh theo đuổi mà mỗi nhà lãnh đạo sẽ có những phong cách lãnh đạo khác nhau. Tuy nhiên, để giúp công ty của mình vươn xa và gặt hái được những thành công nhất định so với những đối thủ khác trên thị trường, thì người lãnh đạo phải có một phong cách lãnh đạo nhất định, và nó sẽ là dấu ấn mang thương hiệu riêng của họ.

Tuy nhiên, bản chất của phong cách lãnh đạo phải được xây dựng dựa trên đạo đức, nhân cách sống, tư duy và giá trị cốt lỗi của con người. Người lãnh đạo có một phong cách làm việc chuẩn mực và hướng đi đúng đắn sẽ là người nhận được sự tín nhiệm và đồng hành lâu dài của tất cả nhân viên cấp dưới.

Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến

Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có những phong cách lãnh đạo khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn có ba loại phong cách lãnh đạo điển hình, hãy cùng xem qua đó là những phong cách nào nhé!

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo theo hướng độc đoán chuyên quyền buộc mọi người luôn phải lắng ý kiến của mình và yêu cầu nhân viên phải áp dụng thực hiện theo là cách làm của một người độc tài. Phong cách lãnh đạo này chắc chắn sẽ không được nhiều nhân viên đồng ý, mặc khác nó còn khiến nhân viên vô cùng áp lực và khiến họ phản đối những chính sách mà công ty đưa ra.

Tuy nhiên, người lãnh đạo chỉ nên áp dụng phong cách làm việc này khi và chỉ khi nhận thấy tính cấp bách của bất kỳ vấn đề nào đó cần phải đưa ra một quyết định chọn lựa cuối cùng mà thôi. Các nhân viên sẽ đồng ý làm theo quyết định đó, khi cảm thấy vấn đề cần phải giải quyết và mọi người cần phải đồng tâm hiệp lực vượt qua khó khăn lớn này.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Đây là phong cách lãnh đạo được hưởng ứng nhiều nhất hiện nay, nó đồng nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền và tiếng nói đóng góp vào những vấn đề chung của công ty. Người lãnh đạo sẽ cho tất cả những nhân viên của mình được đưa ra suy nghĩ và phân tích các khía cạnh của vấn đề. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người đứng đầu, điều đó chúng tỏ rằng người lãnh đạo phải có suy nghĩ kiên định và tài giỏi để lắng nghe và lựa chọn một hướng đi phù hợp nhất cho công ty sắp tới.

Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo này có nghĩa là nhà lãnh đạo sẽ ủy thác cho một người lãnh đạo cấp dưới mà họ tin tưởng để giải quyết công việc mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu xảy ra sự cố. Đây cũng là một phong cách lãnh đạo tiến bộ, tuy nhiên người lãnh đạo phải thực sự tin tưởng về năng lực làm việc và nhân cách của người sẽ được ủy thác trách nhiệm đó để giao công việc có sức nặng cho họ. Phần lớn người lãnh đạo áp dụng phong cách này khi họ có quá nhiều việc phải giải quyết.

Trên đây, là ba phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay mà chúng tôi đã giới thiệu đến bạn trong bài viết này. Hy vọng rằng, thông qua những thông tin mà chúng tôi đề cập bạn đã hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo là gì? Qua đó, đúc kết được cho mình những cách lãnh đạo phù hợp cho sự phát triển lâu dài của công ty bạn nhé!

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh đào tạo nhân lực các ngành công nghiệp

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency-JICA) vừa tài trợ một chương trình đào tạo nguồn nhân lực ở TP.HCM khai giảng ngày 11/7 vừa qua, theo cổng thông tin chính phủ news.chinhphu.vn. Mục tiêu của chương trình là giúp trung tâm kinh tế lớn nhất nước cải thiện chất lượng sản xuất công nghiệp.

Japan International Cooperation Agency-JICA

Phó giám đốc ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất TP.HCM (Ho Chi Minh City Export Processing and Industrial Zones Authority-HEPZA), ông Phạm Huy Thông cho biết những người tham gia khóa đào tạo sẽ được trang bị kiến thức về kỹ thuật ứng dụng, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy Kaizen của Nhật với hy vọng đem lại chất lượng sản xuất và hiệu quả đầu tư doanh nghiệp cao hơn, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người học cũng sẽ được tiếp cận dây chuyền sản xuất và cùng tìm hiểu kinh nghiệm quản lý trong các doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại nước ta.

Theo tổng lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh Kawaue Junichi, chương trình đào tạo này khá quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản. Ông nhấn mạnh thêm là tổng lãnh sự Nhật luôn sẵn sàng đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo kế hoạch, chương trình sẽ kéo dài 4 năm, gồm 5 khóa học tại Việt Nam (mỗi khóa 10 ngày) và một khóa đào tạo thực tế tại Nhật. Đối tượng tham gia là gần 400 học viên là công nhân kỹ thuật, kỹ sư, quản lý doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp trọng yếu và giảng viên các trường nghề của thành phố.

Trước đó, khóa đào tạo đầu tiên với sự tham gia của 68 học viên đến từ 36 đơn vị các ngành cao su, nhựa, lương thực thực phẩm, cơ khí đã được thực hiện vào đầu năm nay 2017. Mục đích cua khóa đào tạo tiên phong này là khảo sát, đánh giá chương trình và hoàn thiện công tác tổ chức.

Chương trình là kết quả hợp tác tổ chức giữa mạng lưới hợp tác kỹ thuật châu Á (Asia Technical Cooperation Network), HEPZA và trường doanh thương Trí Dũng.

Theo tài liệu về Kaizen của Jica, Kaizen là một quá trình giải quyết vấn đề tập trung vào việc loại bỏ lãng phí, cải thiện năng suất trong các quá trình và hoạt động mục tiêu mà một tổ chức nhắm tới.

Kaizen khác với một triết lý nổi tiếng khác của Nhật là Lean Management ở chỗ chú trọng vào cải tiến liên tục bền vững, còn Lean Management có thêm phần cải thiện tốc độ và chất lượng sản phẩm.

Chương trình Kaizen sẽ được thực hiện từ chính các nhân viên ở dưới (còn Lean là từ chỉ đạo bên trên), do các hoạt động nhóm nhỏ, sử dụng 7 công cụ quản trị chất lượng cũ và mới.

Sinh viên mới tốt nghiệp phải chật vật tìm việc làm

sinh vien khong tim duoc viec lam
Nguồn: Google.com

“Làm sao để tôi có kinh nghiệm ngay sau khi tốt nghiệp đại học?

Tôi nghĩ là không một công ty nào muốn tuyển dụng nhân viên ít kinh nghiệm như tôi” – Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Thúy Hằng, 22 tuổi, mới tốt nghiệp đại học và đang muốn tìm kiếm công việc kế toán trên các trang web việc làm.

Hằng cho biết cô đã gửi CV đến hàng chục công ty trong nước và thậm chí ngoài nước nhưng chỉ có 3 công ty gọi cô đến phỏng vấn. Và dường như may mắn đã không mỉm cười với Hằng bởi CV của cô có ít kinh nghiệm hơn các ứng viên khác và không để lại nhiều ấn tượng.

Mặc dù các công ty tuyển dụng chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và IT ở mức độ trung cấp.

Sau 4 năm học tập tại giảng đường đại học và có kinh nghiệm làm việc bán thời gian tại một cửa hàng văn phòng phẩm nhưng Hằng vẫn chưa tìm được một công việc toàn thời gian.

Hằng chỉ là một trong số hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp đại học đang phải đối mặt với thị trường lao động đầy thử thách. Nhiều người trong số họ đã và đang phải chật vật để tìm được một công việc ổn định.

Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng phát triển nhưng không đủ tiền để có thể nhận được số lượng lớn số sinh viên tốt nghiệp hằng năm.

Theo ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng tổng cục dạy nghề của Bộ Lao động, cho biết số lượng sinh viên tốt nghiệp nhiều hơn mức cung cần thiết.

Việt Nam mỗi năm có khoảng một triệu sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông và chỉ có khoảng 3% trong số đó tham gia các trường dạy nghề, số còn lại đều muốn có bằng đại học.

Theo thống kê mới nhất của Bộ giáo dục, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm đang ngày càng gia tăng và con số này chiếm đến 1/5 số lao động thất nghiệp của cả nước.

Bộ giáo dục cho biết hiện nay có khoảng 225.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ  không có việc làm, con số nay tăng 13,3% kể từ quý thứ ba năm 2015.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục đã đưa các chính sạch hạn chế số lượng sinh viên dưới 15.000 người ở mỗi trường học.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Ngọc Vinh, vụ trưởng vụ giáo dục nghề nghiệp cho biết vấn đề thất nghiệp xuất phát từ chất lượng giáo dục Đại học chứ không phải do sự dư thừa hay thiếu hụt sinh viên tốt nghiệp đại học.

Theo ông Vinh có khoảng 25-30% lao động ở các nước phát triển là sinh viên tốt nghiệp đại học trong khi ở Việt Nam con số này chỉ ở mức 7%.

Nhiều nhà tuyển dụng cho biết nhiều sinh viên có kiến thức về lý thuyết nhưng không biết áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, thụ động và không biết cách giải quyết các vấn đề phức tạp hay chưa có kỹ năng làm việc nhóm.

Giám đốc của một công ty nhập khẩu thiết bị y tế ở TPHCM nói rằng họ không muốn tuyển dụng kỹ sư có năng lực, tuy nhiên họ vẫn không thể tìm được ứng viên phù hợp với những yêu cầu của họ.

Nhiều kỹ sư không  biết ngoại ngữ nên không thể theo kịp công việc. Vì vậy để có những kỹ sư đáp ứng mọi yêu cầu thì công ty phải chi ra một khoản tiền để đào tạo nhân viên cả ở trong và ngoài nước.

Do đó việc quan trọng cần là là đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu việc làm cho sinh viên thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng và hợp tác kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

ILO đã đưa ra các khuyến nghị để giúp Việt Nam tăng cường việc làm, bao gồm sắp xếp kế hoạch kinh tế và lực lượng lao động, chứng nhận kỹ năng và tăng cường hợp tác giữa các nhà cung cấp giáo dục và khu vực tư nhân.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn có thể tìm được việc làm với mức lương thấp, bà Nguyễn Thị Lan Hương, viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết.

Tuy nhiên một số người không chấp nhận đồng lương ít ỏi mà chờ đợi một công việc với thu nhập cao hơn trong khi họ thực sự thiếu kỹ năng tiếng Anh và sự tự tin để có thể cạnh tranh với thị trường việc làm.

Tìm kiếm một công việc yêu thích phù hợp với trình độ chuyên môn và kỹ năng đã khó nhưng tìm một công việc đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng thực sự không phải là điều dễ dàng.

Vì vậy việc đầu tiên mà các ứng viên cần làm trước khi nộp đơn vào bất kỳ công ty nào là phải trau dồi và bổ sung đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và vốn sống của mình cho công việc sau này.

 

Tìm việc làm ở Thành phố Hồ Chí Minh có phải là điều dễ dàng?

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế năng động với tỷ trọng GDP chiếm ¼ của cả nước. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với lao động trong nước cũng như nước ngoài.

Nguồn Sofiabridal

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế góp phần thúc đẩy thị trường việc làm tăng cao, đặc biệt là những công việc trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kỹ thuật và xây dựng.

Ngoài ra còn có một số cơ hội việc làm trong các tổ chức phi chính phủ và các công việc giảng dạy trong thành phố.

Thị trường việc làm ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Trong khi nhiều người nước ngoài được chuyển đến công tác tại thành phố Hồ Chí Minh thì cũng có người muốn tìm đến thành phố và tìm một công việc thú vị để trải nghiệm.

Điều này cũng không phải quá khó khăn đối với họ. Bởi lẽ thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã ra các quyết định ưu tiên nhằm đảm bảo nhu cầu việc làm cho lao động Việt Nam. Vì thế cho nên điều kiện lao động đối với người nước ngoài càng trở nên nghiêm ngặt hơn.

Chẳng hạn như các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo rằng không quá 3% nhân viên của họ là người nước ngoài.

Các công ty đa cũng chỉ được thuê tối đa 50 nhân viên nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp khuyến khích các công ty đào tạo nhân viên địa phương nhằm thay thế cho nhân viên nước ngoài trong tương lai.

Các công ty lớn và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh đều yêu cầu nhân viên người nước ngoài biết ít nhất là tiếng Anh. Trở ngại lớn nhất đối với người nước ngoài khi tiến hành kinh doanh hay bắt đầu công việc ở Thành Phố Hồ Chí Minh là phải tuân thủ qua các quy định và yêu cầu của chính phủ.

Vì Việt Nam là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa nên tất cả các hồ sơ, hợp đồng và các thỏa thuận đều phải phù hợp với quy định của chính phủ.

Tìm việc làm ở Thành phố Hồ Chí Minh

Người nước ngoài có thể dễ dàng tìm thấy vô số việc làm ở Thành phố Hồ Chí Minh trên mạng hoặc thông qua những tờ báo địa phương. Cơ quan tuyển dụng cũng có thể hỗ trợ họ tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên môn và lĩnh vực của họ.

Ngoài ra, các phòng hợp tác thương mại nước ngoài tại Việt Nam cũng có thể là một địa chỉ tìm việc làm tuyệt vời cho người nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm trong thành phố.

Văn hoá làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh

Người Việt Nam có thái độ làm việc vô cùng siêng năng bởi điều kiện khí hậu cận nhiệt đới tạo nên phần nào tính cách con người.

Bữa trưa là rất quan trọng đối với người Việt. Mọi người đều rất thân thiện và dành thời gian trò chuyện cùng nhau sau giờ làm việc và nghỉ ngơi một chút vào buổi trưa.

Điều quan trọng đối với người nước ngoài khi muốn bắt đầu làm việc ơ Việt Nam là phải đăng ký với chính quyền địa phương hoặc nộp thuế đối với doanh nghiệp. Điều này sẽ được khấu trừ vào tiền lương thanh toán hàng tháng của họ.

Những lý do nên đầu tư vào Thành Phố Hồ Chí Minh

Nếu  Hà Nội là trung tâm chính trị của Việt Nam thì Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của các hoạt động kinh tế của đất nước.

thành phố hồ chí minh
Nguồn CafeF

Đối với những người lần đầu tiên đặt chân đến TPHCM chắc chắn sẽ ấn tượng bởi cuộc sống hối hả và nhộn nhịp của thành phố với sự đa dạng của những trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại và tòa nhà cao tầng mọc lên khắp nơi.

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế thành phố phát triển nhanh chóng, vượt xa so với các thành phố lớn khác của cả nước, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Dưới đây là những lý do cho thấy đầu tư vào Thành Phố Hồ Chí Minh là một quyết định sáng suốt.

Vị trí trung tâm

Thành Phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nơi có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và thị trường của hơn 600 triệu người. Ngoài ra, vị trí thuận lợi nằm lân cận các nước trong ASEAN chỉ cách Phnom Pênh, Campuchia, Thái Lan tạo nên cơ hội việc làm rộng mở đối với người lao động và giúp dễ dàng giao thương với các nước láng giềng.

Trung tâm kinh tế của Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu là khu kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, chiếm 50% tổng sản phẩm quốc dân. Riêng TPHCM đóng góp 20% GDP của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố là 11% mỗi năm trong giai đoạn từ 2006-2010. Mặc dù sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức 9,3%, cao hơn mức trung bình cả nước là 5,6%.

Thị trường rộng mở

Với dân số trên 8 triệu dân và chiếm hơn 10% dân số Việt Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh là thị trường tiềm năng để đầu tư vào kinh doanh kiếm lợi nhuận. Tốc độ dân số ngày càng gia tăng bởi tỷ lệ người nhập cư cao, trung bình khoảng 2,9% / người một năm.Trong đó có khoảng 83,1% dân số sống ở khu vực thành thị, phần lớn là những người trẻ dưới 35 tuổi. Với thu nhập bình quân là 4300 USD/người/năm, gấp đôi mức trung bình toàn quốc, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân Thành Phố.

Phần lớn người dân thành phố Hồ Chí Minh là những người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao và thương hiệu cao cấp. Thành phố cũng là điểm khởi đầu của nhiều thương hiệu quốc tế.

Trên thực tế, hầu hết các nhãn hiệu quốc tế sang trọng như Gucci, Louis Vuitton, Prada, Dior, Yves Saint Laurent, .. đều có mặt đầu tiên ở TPHCM.

Mặc dù người tiêu dùng muốn sở hữu một sản phẩm uy tín với chất lượng và giá cả hợp lý nhất nhưng họ vẫn chưa có nhận thức thương hiệu nên đây chính là cơ hội để các nhà đầu tư nắm bắt và mở rộng thị trường.

Nguồn nhân lực có trình độ cao

Nguồn lao động thành phố Hồ Chí Minh đã đạt khoảng 4,7 triệu người vào năm 2012, chiếm hơn 50% tổng dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2005 lên 55% vào năm 2010 và đạt 70% vào năm 2015.

Hệ thống giáo dục Thành Phố hiện đại và toàn diện với hàng trăm trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở với hơn 1,3 triệu học sinh. Ngoài ra, thành phố có hơn 72 trường đại học và cao đẳng tuyển dụng hơn 116.000 sinh viên hàng năm, 370 trung tâm dạy nghề và trường trung học chuyên nghiệp.

Nhiều trường đại học quốc tế như RMIT, Trường Quốc tế Mỹ, Trường Quốc tế Singapore. Có gần 30% số người có bằng sau đại học ở Việt Nam hiện đang sinh sống trong thành phố.

Chính quyền thành phố tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng số lượng nhân viên có trình độ làm việc trong các lĩnh vực như công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin và các ngành dịch vụ khác.

Nhân viên có khả năng ngoại ngữ , trình độ cao và được chú trọng đào tạo bài bản sẽ giúp các công ty khi đầu tư kinh doanh vào TPHCM có thể dễ dàng tuyển dụng nhân viên phù hợp.

Thành phố Hồ Chí Minh khởi đầu có nền văn hoá độc đáo cùng với môi trường đầu tư tuyệt vời và cộng đồng doanh nhân mạnh.

Ước tính có hơn 25.000 doanh nghiệp trong nước mới được thành lập vào năm 2013 với tổng vốn đầu tư lên đến 114,6 nghìn tỷ đồng .

Thành phố cũng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 440 dự án FDI với tổng vốn cam kết là 963 triệu USD.

Con số này phản ánh số lượng doanh nghiệp thành lập ngày càng nhiều. Qua đó, chính quyền thành phố đã thực hiện nhiều chương trình khác nhau để tạo thuận lợi cho quá trình đầu tư.

Cơ sở hạ tầng hiện đại

Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại là một điểm cộng để thu hút các nhà đầu tư vào TPHCM, bao gồm hệ thống giao thông và viễn thông.

+ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 6km, có sức chứa lên đến 20 triệu người mỗi năm. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, có hơn 50 tuyến bay đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, các nước châu Âu …

+ Cảng Sài Gòn: Cảng Sài Gòn là hệ thống cảng biển nằm dọc theo sông Sài Gòn, là cửa ngõ vào Đồng Bằng Sông Cửu Long, cách biển Đông khoảng 83km.

Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, cảng Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm thương mại sôi động. Với tổng diện tích 500.000 m2 cùng với 5 bến đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và vận chuyển khoảng 8,3 triệu tấn hàng mỗi năm.

Theo Tạp chí Thương mại, đây là cảng container lớn thứ 26 trên thế giới.

+ Hệ thống đường bộ: hệ thống đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh có gần 4.000 đường nội bộ với tổng chiều dài khoảng 4.000km bao gồm đường vành đai quốc lộ 22 nối với tỉnh Tây Ninh, đường số 20 nối với Đà Lạt, đường số 51 nối với Vũng Tàu và đường quốc lộ 1A nối với các tỉnh phía Tây và miền Trung.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dân số, chính quyền thành phố đã đầu tư mở rộng hệ thống đường bộ và hoàn thành nhiều dự án như đại lộ Võ Văn Kiệt , đường hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm và một số đường quốc lộ khác. Dự án Metro Hồ Chí Minh hiện đang được xây dựng tuyến tàu điện ngầm đầu tiên từ chợ Bến Thành đến Suối Tiên, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào đầu năm 2018.

+ Hạ tầng viễn thông và CNTT phát triển: Hệ thống bưu chính viễn thông tại TPHCM đạt chuẩn quốc tế, cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, tin cậy và chất lượng cao như ADSL, dữ liệu truyền nhanh và băng thông rộng. Dịch vụ Internet ở thành phố Hồ Chí Minh cũng được xem là một trong những nơi rẻ nhất trên thế giới.

+ Khu công nghiệp: Thành phố có 12 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 3.000 ha với 03 khu chế xuất và 1 khu công nghệ cao. Khi đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất, doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ các chính sách khuyến khích khác nhau như mức thuế suất thấp hơn cũng như các dịch vụ hỗ trợ đầu tư khác.

Trung tâm sáng tạo đô thị với những người trẻ và sáng tạo

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều thành phố lớn trên thế giới như Boston, Las Vegas, Singapore và các thành phố lớn ở châu Âu là trung tâm của sự đổi mới, cơ hội và những ý tưởng mới.

Đó chính là nhờ sự kết hợp giữa khí hậu và văn hoá của thành phố, cơ sở hiện đại, môi trường khởi đầu của các công ty tiên phong và công nghệ thu hút nhân tài. Những yếu tố này cũng rất đúng với thành phố Hồ Chí Minh.

Không có một thành phố nào khác ở Việt Nam mà bạn có cơ hội làm việc với nhiều chuyên gia và những người trẻ đầy tham vọng, những người có khát vọng và không ngại thử thách với những ý tưởng mới.

Một môi trường cho các bạn trẻ trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm làm nghề thông qua không gian làm việc mở và sáng tạo.